Trong văn hóa đại chúng Phở

Văn hóa ăn phở

Những quán phở Việt Nam vẫn giữ những thói quen là ít khi mang thực đơn cho khách hàng mà khách sẽ phải tự chọn loại phở gì (ví dụ: phở bò, phở gà...). Phở được đựng trong tô. Thông thường thì những bàn ăn được đánh số để phục vụ, trên đó có sẵn đũa, muỗng và những gia vị kèm theo phở như: tương, chanh, nước mắm, ớt...

Nhà thiết kế Yanko Design đã thiết kế một tô đựng phở đặc biệt và tiện lợi, có ngăn riêng cho phụ gia kèm theo.[25]

Văn học, nghệ thuật

Có thể kể đến như:

Trong các món ăn "quân tử vị",

Phở là quà đáng quý trên đời.

Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi,

Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.

Náy bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ,

Ngọn rau thơm, hành củ thái trên.

Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm, ớt điểm thêm,

Khói nghi ngút đưa lên thơm ngát mũi.

Như xúc động tới ruột gan bàn phổi,

Như giục khơi cái đói của con tì.

Dẫu sơn hào, hải vị khôn bì,

Xới một bát nhiều khi chưa thích miệng.

Kẻ phú quý cho chí người bần tiện,

Hỏi ai là đã nếm không ưa,

..........

Cùng các cao lương vạn quốc phô trương,

Ngon lại rẻ, thường hay quán giải.

Sống trên đời, phở không ăn cũng dại,

Lúc buông tay ắt phải cúng kem.

Ai ơi, nếm thử kẻo thèm.

  • Nhà văn Thạch Lam viết trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường:
"Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối...."
  • Bức tranh Gánh phở rong ở Hà Nội vẽ người bán phở gánh ở phố cổ Hà Nội của họa sĩ Pháp Maurice Salge vẽ năm 1913[5]
  • Phở còn xuất hiện trong câu đối trong truyện dân gian. Trước lời tán tỉnh của các thực khách nam, bà chủ tiệm phở - một thiếu phụ mất chồng đáp: Nạc mỡ nữa làm gì, em nghĩ chín rồi, đừng nói với em câu tái giá. Vế xuất này vừa có năm từ liên quan đến phở (nạc, mỡ, chín, tái, giá), vừa nhắn nhủ: Bản thân suy nghĩ kỹ rồi, đừng đề nghị lấy chồng lần nữa.  Trong số tám vế đối được Lãng Nhân ghi nhận, có vế đối của một ông thầy bói: Càn khôn đâu cũng mặc, lão xin gieo lại, dẫu bề nào lão chẳng can chi. Vế đối này vừa có năm từ liên quan đến bói toán (càn, khôn, gieo, can, chi) vừa hé lộ mưu đồ dẫu có chuyện gì ta chẳng liên quan.[27]

Ngày của phở

Năm 2016, người Nhật đã chọn ngày 4 tháng 4 là hàng năm là Ngày phở Việt Nam tại Nhật Bản. Ngày 4 tháng 4 được chọn vì số 4 trong tiếng Anh khi phát âm giống âm “phở” để giúp mọi người dễ nhớ.[28]

Tại Việt Nam, ngày 12 tháng 12 năm 2017, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty Acecook Việt Nam tổ chức Ngày của phở lần đầu tiên. Đây sẽ là một hoạt động truyền thống hằng năm. Kể từ năm 2018, "Ngày của phở "sẽ được tổ chức thành một hoạt động du lịch, văn hóa cộng đồng.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phở http://www.britannica.com/topic/pho http://www.therichtimes.com/the-5000-bowl-of-soup-... http://newsfeed.time.com/2011/05/16/the-price-tag-... http://www.yankodesign.com/2009/07/28/what-the-pho... http://www.luanhoan.net/Bai%20Moi%20Trong%20Ngay/h... http://www.thivien.net/T%C3%BA-M%E1%BB%A1/Ph%E1%BB... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/pho-v... http://web.archive.org/web/20160304130337/http://w... http://www.bbc.co.uk/food/0/24288422 http://afamily.vn/an-ngon/mon-ngon-cuoi-tuan-pho-b...